Các thông tin cần biết về lấy mẫu nước xét nghiệm

Ohido xin giới thiệu đến Qúy khách hàng những thông tin cần biết về lấy mẫu nước xét nghiệm. Bài viết được trích nguyên văn từ trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng. Cụ thể như sau:

I. Yêu cầu chung: Tùy thuộc vào loại nước, yêu cầu xét nghiệm lĩnh vực hóa hay vi sinh mà sử dụng dụng cụ, bình chứa mẫu thích hợp và mang tính đại diện.

1. Xét nghiệm hóa lý:

– Bình chứa mẫu phải thật sạch: Dùng bình nhựa, thủy tinh…

– Dụng cụ lấy mẫu: Quang lấy mẫu, ….

– Bình bảo quản mẫu: Dùng chứa các mẫu sau khi lấy xong, bảo quản bằng đá,…

– Dung tích mẫu cần lấy:

+ Nước máy, sinh hoạt: Ít nhất 1500mL

+ Nước uống đóng chai: Ít nhất 1500mL (Tùy thuộc vào số chỉ tiêu kiểm nghiệm khách hàng yêu cầu mà nhân viên phòng nhận mẫu sẽ sẽ thống nhất với khách hàng trước khi thực hiện).

2. Xét nghiệm vi sinh:

– Bình chứa mẫu: Chai vô trùng

– Cồn, kẹp, bông gạc.

– Thùng chứa mẫu có đá để bảo quản

– Dung tích mẫu cần lấy:

+ Nước máy, sinh hoạt: Ít nhất 500mL

+ Nước uống đóng chai, nước qua lọc: 500mL – 3000mL, tùy thuộc vào những chỉ tiêu khách hàng yêu cầu.

II. Kỹ thuật lấy mẫu:

1. Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:

1.1. Nước ngầm, nước máy và nước giếng:

+ Lấy từ vòi: Xả vòi nước thật kỹ trong một thời gian khoảng 5-10 phút để đẩy hết lượng nước cũ.

+ Lấy trực tiếp từ giếng: Dùng quang lấy mẫu thả xuống giếng ở độ sâu giữa dòng giếng (ít nhất cách mặt nước 0,1m).

1.2. Nước uống đóng chai:

– Lấy trực tiếp từ bộ phận vô chai: Súc rửa chai bằng chính nguồn nước mẫu cần lấy nhiều lần, sau đó hứng nước đầy chai.

– Nếu chai đóng sẵn: Chọn ngẫu nhiên sao cho đảm bảo tính đại diện cho từng lô và đủ thể tích mẫu cần phân tích.

Lưu ý: Đối với mẫu xét nghiệm chỉ tiêu BOD và nitrit, dụng cụ chứa mẫu cần phải được tiệt trùng. Ngoài ra, phải khử trùng bên trong, bên ngoài của vòi nước và tay của người lấy mẫu bằng cồn.

2. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh:

2.1. Nước ngầm, nước máy và nước giếng và nước qua lọc:

– Lấy từ vòi:

+ Dùng cồn khử trùng bên trong và bên ngoài của vòi nước đối với vòi bằng chất dẻo và dùng lửa đối với vòi kim loại.

+ Xả vòi nước thật kỹ trong một thời gian khoảng 2-3 phút để đẩy hết lượng nước cũ.

2.2. Nước uống đóng chai:

– Lấy trực tiếp từ bộ phận vô chai: Súc rửa chai bằng chính nguồn nước uống nhiều lần, sau đó hứng nước đầy chai.

– Nếu chai đóng sẵn: Chọn ngẫu nhiên sao cho đảm bảo tính đại diện cho từng lô và đủ thể tích mẫu cần phân tích.

3. Bảo quản mẫu:

Mẫu phải được chuyển đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.

Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng tư vấn xét nghiệm nước, thực phẩm để được hướng dẫn lấy mẫu phù hợp (số lượng mẫu, bảo quản mẫu,..) để tiết kiệm lượng mẫu cũng như cho ra kết quả phân tích có độ chính xác cao bạn có thể trực tiếp đến trung tâm y tế dự phòng hoặc gọi điện để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: yteduphongdanang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan